Nên học nghề gì để tương lại có việc làm đúng ngành nghề

Nen Chon Nganh Gi Hien Nay

Hiện giờ sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều hoặc có việc thì cũng làm việc trái ngành nghề. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến hết quý IV/2017, số người có trình độ đại học trở lên chưa có việc làm là hơn 215.000 người, chiếm tỷ lệ 4,12% trong tổng số người thuộc nhóm có trình độ này; tới quý IV/2018, tỷ lệ này giảm xuống còn 2,57%, tương ứng với hơn 135.000 nghìn người.

Chính vì thế nhiều học sinh phổ thông trước ngưỡng cửa đại học rất phân vân không biết nên chọn ngành nghề gì để học để sau này dễ tìm được việc.

1. Nên học nghề gì cho tương lai dễ xin việc, không sợ thất nghiệp?

Hiện nay, với các ngành nghề học, khi học xong ai cũng lo lắng về vấn đề việc làm. Liệu nó có khó xin việc hay không? Hay liệu có thất nghiệp hay không? Vậy nếu như để có thể dễ xin được việc làm sau khi học xong và không cần phải lo lắng về vấn đề thất nghiệp. Nên học nghề gì cho tương lai bây giờ?

Với sự phát triển của xã hội, kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Công nghệ thông tin được xem là một ngành nghề quan trọng và một ngành nghề mũi nhọn của nước ta hiện nay. Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng cần đến công nghệ thông tin để có thể phát triển. Bởi nó sẽ giúp cho công ty, doanh nghiệp có thể tăng được doanh thu. Đồng thời giảm đi những chi phí không cần thiết như chi phí về nhân lực, chi phí về giao dịch…

Khi học xong ngành công nghệ thông tin, bạn có thể ứng tuyển vào các công ty khác nhau, về các lĩnh vực khác nhau. Hoặc cũng có thể ứng tuyển vào các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Với các công việc, vị trí khác nhau tùy vào chuyên ngành công nghệ thông tin mà bạn theo học. Đồng thời, khi làm việc về công nghệ thông tin, bạn cũng sẽ có một mức lương không hề thấp.

2. Học công nghệ thông tin có thể làm những công việc gì?

Công nghệ thông tin, một ngành nghề trả lời cho câu hỏi nên học nghề gì cho tương lai để dễ kiếm việc và tránh thất nghiệp. Thế nhưng học công nghệ thông tin ra có thể làm những công việc gì? Bạn đã biết hết về những công việc thuộc lĩnh vực này chưa?

Với ngành này, những công việc sau này bạn học xong và làm việc. Tùy thuộc vào chuyên ngành thuộc công nghệ thông tin mà bạn theo học. Bạn có thể làm những công việc khác nhau như:

  • Lập trình viên. Với công việc là một lập trình viên, bạn sẽ phải kiểm tra, xử lý các vấn đề của hệ thống máy tính. Đồng thời bạn cũng sẽ là người nâng cấp, sửa chữa các chương trình hệ thống đó.
  • Quản trị dữ liệu. Là một quản trị dữ liệu, bạn sẽ sử dụng các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu. Và xác định các cách thức để tổ chức, truy cấp các dữ liệu, hệ thống của công ty, doanh nghiệp một cách tốt nhất.
  • Quản trị mạng. Một quản trị mạng sẽ có trách nhiệm thiết kế, thực hiện cài đặt. Và đồng thời quản lý các mạng LAN, WAN của công ty, doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo sự hoạt động của phần cứng, phần mềm liên quan đến mạng này.
  • Kỹ sư phần mềm. Kỹ sư phần mềm sẽ có nhiệm vụ phân tích các yêu cầu của người dùng. Rồi tạo ra các phần mềm ứng dụng, tập trung vào việc thiết kế, phát triển phần mềm.
  • Quản trị Web. Phát triển, duy tì trang web là một nhiệm vụ của một người quản trị Web. Đồng thời, theo dõi lượng truy cập, ghé thăm trang web.

3. Học công nghệ thông tin cần lưu ý những gì?

Học công nghệ thông tin, để có thể thành công và phát triển trong lĩnh vực này. Bạn phải lưu ý và cần phải có những yếu tố sau:

  • Đam mê với công nghệ. Đây là một yếu tố đầu tiên khi học công nghệ thông tin có thể giúp bạn thành công. Với tố chất này, nó sẽ giúp bạn có thể dễ dàng làm quen, hòa nhập với lĩnh vực, ngành nghề này. Giúp bạn vượt qua những áp lực, căng thẳng khi học và làm việc trong ngành nghề này.
  • Thông minh, sáng tạo và logic. Đây là một lợi thế rất mạnh nếu bạn có những tố chất này. Nó sẽ giúp bạn rất dễ dàng thành công trong lĩnh vực này.
  • Tính chính xác trong công việc. Đây là một yếu tố mà trong ngành nghề, lĩnh vực hay trong công việc nào cũng cần có. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng vậy. Nếu bạn xây dựng một ứng dụng, phần mềm… dù chỉ một lỗi nhỏ cũng có thể khiến cho hệ thống không hoạt động.
  • Tinh thần ham học hỏi, trau dồi kiến thức. Xã hội luôn thay đổi và phát triển không ngừng. Vì vậy, với ngành nghề hay lĩnh vực bạn học hay làm việc cũng vậy. Nếu bạn không có tinh thần ham học hỏi, trau dồi kiến thức thì bạn sẽ bị thụt lùi phía sau trong xã hội, thời đại này.
  • Ngoại ngữ. Nếu bạn thành thạo một thứ ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng anh, nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong vấn đề việc làm. Và sẽ có rất nhiều cơ hội sẽ mở ra cho bạn.

Tổng kết

Theo thông kê của công ty đầu tư vận tải Đại Nam nơi cung cấp dịch vụ cung ứng lao động thống kê thì các lĩnh vực như công nghệ thông tin, ngoại ngữ, kỹ sư cơ khí … là những ngành nghề dễ dàng tìm việc.

Bên cạnh đó cũng có nhiều người không chọn con đường Đại Học mà chọn học nghề sau đó xuất khẩu lao động kiếm tiền thay vì học Đại học 4 – 5 năm ra trường lại không tìm được việc làm đúng ngành nghề.

Trả lời